Hiển thị các bài đăng có nhãn tre mo coi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tre mo coi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Công ty TNHH điện tử Foster đến thăm và tặng quà Trung thu cho các cháu Trong Trung tâm.

Trung tâm chân thành cảm ơn Quý công ty đã đến thăm và tặng quà cho các Cháu bao gồm : 40 Hộp bánh Trung thu, 10 cái lồng đèn và 1.000.000 VNĐ. Kính chúc sức khỏe và nhiều điều may mắn đến với Anh/Chị và Công ty.


Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Hình ảnh hoạt động dệt Saori và sản phẩm do các em khuyết tật trong Trung tâm dệt ra!

Dệt saori - một loại hình nghệ thuật dệt vải của Nhật Bản - có cách dệt đơn giản nhưng cho ra đời những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn người thực hiện.
Dệt saori do bà Misao Jo - một người nội trợ Nhật - sáng tạo vào năm 1970. Hiện nay bà vẫn còn sống và đã hơn 90 tuổi.
Kỹ thuật dệt saori không theo một qui tắc nào, thao tác chỉ có ba bước đơn giản: xỏ chỉ quay, đạp chân, kéo khuôn go, vì thế những trẻ em khuyết tật đều có thể dệt được.
Ở Nhật, hiện có 30.000 người bình thường và khuyết tật theo học loại hình này tại 14 trung tâm các tỉnh thành. Trên thế giới có 36 nước có tổ chức dạy dệt saori.
Hằng năm Nhật Bản có tổ chức liên hoan quốc tế nghệ thuật saori cho các em khuyết tật trên thế giới có dịp giới thiệu những sản phẩm của mình đến mọi người.

Ông Morisawa Masakiyo, trưởng Trung tâm Saori, cho biết: “Cách dệt vải này đơn giản, giúp các em tâm trí bình ổn hơn, dịu bớt trạng thái âu lo. Tuy nhiên với các em trí óc phát triển không bình thường thì việc dạy khó khăn vô cùng. Như trường hợp của Tịnh, sau cơn động kinh em hầu như không còn nhớ gì. Vì thế chúng tôi phải dạy lại từ đầu”.
Và câu chuyện từ hai vợ chồng già người Nhật
Bà Morisawa Mika là một trong những giáo viên dạy dệt saori giỏi cho các trẻ em khuyết tật Nhật. Vóc dáng nhỏ bé, vẻ mặt hiền hậu và nụ cười thân thiện luôn ở trên môi khiến bà thật gần gũi. Mười mấy năm làm công việc này đã tạo cho bà tính kiên nhẫn đáng phục.
Còn chồng bà - ông Morisawa - vốn là giáo sư nghiên cứu trẻ em khuyết tật tại Trường đại học Bukkyo ở Kyoto. Thời gian ông đến VN đầu tiên là vào lúc đang thực hiện việc tách rời hai cậu bé dính liền nhau Việt - Đức. Những năm sau đó, ông thường xuyên tham dự các cuộc hội thảo về trẻ em khuyết tật tại VN.
Cuộc sống của ông bước vào ngã rẽ mới khi ông gặp Sasaki Kazue - một cô gái khuyết tật bị bệnh rất nặng. Cô đã đề nghị ông dùng toàn bộ số tiền của cô để giúp đỡ những trẻ em VN không may mắn.
Từng yêu mến VN qua lịch sử kiên cường trong chiến đấu và rất thân thiện trong xây dựng, vì thế mặc dù tuổi đã bước qua ngưỡng 65, ông bà đã không thể từ chối lời đề nghị này.
Trung tâm Saori ở VN ra đời vào tháng 4-2003 để thực hiện dự án dạy dệt saori cho các trẻ em khuyết tật. Dự án này kéo dài hai năm, sau đó sẽ được chuyển giao cho người VN quản lý.

Một lớp học đặc biệt
Cứ đến sáng thứ tư hằng tuần, sáu đứa trẻ khuyết tật đang sống tại Trung tâm Trẻ em mồ côi Bình Dương lại được các thành viên của Trung tâm Saori - thuộc tổ chức phi chính phủ V Heart của Nhật - đến dạy cách dệt vải.
Em Tịnh bị chứng bệnh tâm thần đang được cô Ngà chỉ dạy từng li từng tí cách dệt. Tịnh có vóc dáng của người lớn nhưng trí óc chỉ ở độ tuổi lên ba, đang thực hiện các thao tác khó khăn, bỗng nhiên bị động kinh, người cứng đờ và ngã vật ra đất. Thấy vậy, bà Morisawa Mika vội chạy đến bên em. Khi tỉnh lại, Tịnh cười nói ngô nghê với bà.
Còn ở khung cửi bên cạnh, Hương- cô bé bị mắc hội chứng Down - ngồi dệt khá chăm chú, nhưng rồi được một thời gian ngắn cũng than mệt bỏ ra ngoài. Một đứa trẻ khác vào thay... Cứ thế chúng làm theo ý thích của mình một cách vô thức. ( theo báo Tuổi trẻ đã viết về TT )


Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Quy chế làm việc


QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Qui chế này quy định về lề lối làm việc của Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Bình Dương gồm: Các Cơ sở  trực thuộc (sau đây gọi chung là Cơ sở ; mối quan hệ công tác giữa Giám đốc với các Phó giám đốc (sau đây gọi chung là Ban Giám đốc Trung tâm); giữa Lãnh đạo Trung tâm với các Trưởng, phó Phòng (sau đây gọi chung là Trưởng, phó Phòng); giữa Lãnh đạo Trung tâm, Chi bộ, Công đoàn và  Chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Trung tâm; giữa Giám đốc, Trưởng Phòng với cán bộ, viên chức ; giữa các Phòng trong Trung tâm.

Quyết định Thành lập Trung tâm Bảo trợ Xã hội


QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Trung tâm Bảo trợ Xã hội
thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
            Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
            Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện , thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
            Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội;
            Căn cứ Thông tư liên tịch số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn , cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập;
            Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 103/SLĐTBXH-TTr  ngày 26/7/2010 và Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 617/TTr-SNV ngày 1/11/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
            Điều 1. Thành lập Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên cơ sở hợp nhất 3 Trung tâm sau đây thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
            - Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi;
            - Trung tâm Nuôi dưỡng người già tàn tật, cô đơn;
            - Trung tâm Tiếp nhận và Quản lý đối tượng xã hội.
            Toàn bộ nhân sự, tài sản, trang thiết bị của 3 Trung tâm trên được chuyển giao cho Trung tâm Bảo trợ Xã hội tiếp nhận, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.